Skyfall 2012 lấy cảm hứng từ virus Stuxnet
Đó là Stuxnet, theo tiết lộ của nhà sản xuất Skyfall là Michael G. Wilson với FoxNews. Virus Stuxnet, được mô tả như một quả bom nguyên tử của chiến tranh mạng, xuất hiện năm 2010 để làm tê liệt tham vọng phát triển hạt nhân của Iran. Rất nhiều chuyên gia tin rằng nó là một dự án hợp tác giữa Israel và Hoa Kỳ. Và các nhà làm phim đã nhanh chóng cập nhật, chuyển biến thế giới các điệp viên đang sống ngày nay từ được trang bị các camera giấu kín, súng bí mật thành virus máy tính cực độc.
"Có một cuộc chiến không gian mạng đang diễn ra và chúng tôi nghĩ chúng tôi sẽ đem điều đó vào phim và để mọi người biết những gì có thể xảy ra", ông Wilson nói.
Skyfall nhằm mục đích giải thích sự liên quan của MI6 (cơ quan tình báo Anh) với đội double-O trong môi trường khủng bố công nghệ ngày nay. Trong Skyfall, Silva - một điệp viên MI6 giả mạo - hack vào máy tính của chính phủ và đe dọa công khai dánh tính của các điệp viên đang được cài cắm trên toàn thế giới.
"Làm đảo lộn cuộc bầu cử ở Uganda? Chỉ cần trỏ con chuột và click. Hạ gục một công ty đa quốc gia bằng cách thao túng giá cổ phiếu? Xong ngay", Silva (nhân vật phản diện đối nghịch với Bond do Javier Bardem thủ vai) nói trong phim.
M (do Judi Dench thủ vai) - người đứng đầu MI6 - giao nhiệm vụ cho điệp viên 007 cứu vãn tình hình. 007 cũng là niềm hy vọng duy nhất của bà. Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ cao này, Bond không được trang bị cả kho vũ khí truyền thống với nhiều loại hiện đại, tối tân. Thay vào đó, anh được trao cho một chiếc cặp mỏng chứa công cụ gián điệp cơ bản nhất: một cái radio và một khẩu súng.
Skyfall đem đến cho khán giả những cảnh hành động mạo hiểm nghẹt thở, những địa điểm kỳ lạ và tất nhiên không thiếu những người đẹp nóng bỏng. Nhưng quan trọng hơn cả, nó là một thế giới thực sự dũng cảm mới dành cho Bond - một thế giới giống với thế giới thực chúng ta đang sống hơn các phim Điệp viên 007 trước đây.
Có lẽ, các nhà làm phim hy vọng có một Bond ngoài đời đang chiến đấu vì chúng ta chống lại chiến tranh mạng.
Theo Genk |