Samsung và Foxconn vi phạm giờ làm việc tại Trung Quốc
Wang Wei Hong, 24 tuổi, cho biết mình và 4-6 người khác chung nhau lắp ráp khoảng 2.700 Samsung Galaxy S III mỗi ngày tại nhà máy tại tỉnh Thâm Quyến, nhưng khoảng thời gian này đối với họ là không bao giờ để hoàn thành trong giờ làm việc bình thường.
Wang nói rằng: "Họ nói với chúng tôi, chúng tôi có thể hoàn thành công việc đó trong 10 giờ, nhưng 10 giờ thực sự là không đủ. Mỗi ngày chúng tôi phải tiếp tục làm việc nhưng không thể xong nhiệm vụ".
Quá giờ làm việc thường được xem như là một trong các hành vi vi phạm pháp luật lao động xảy ra tại các nhà máy sản xuất điện tử ở Trung Quốc. Nhưng đối với nhiều người lao động trong nước thì làm thêm giờ quá nhiều chỉ đơn giản như là một tiêu chuẩn công việc với họ. Qua trao đổi với nhà máy, các nhân viên sẽ nhận được mức lương cao hơn, và các công ty như Samsung hay Foxconn có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nhưng sau khi phải đối mặt với hoạt động kiểm soát kỹ lưỡng về điều kiện làm việc ở Trung Quốc, cả Samsung và Foxconn đã cam kết giảm giờ làm thêm của người lao động trong 2 năm tới.
Cắt giảm giờ làm thêm
Tháng 7-2013, Foxconn có kế hoạch hạn chế giờ làm thêm tại các nhà máy của mình để đảm bảo giới hạn pháp lý của Trung Quốc là 36 giờ/tháng. Samsung cũng có kế hoạch làm điều này vào cuối năm 2014 cho các nhà máy trong nước.
Tuy nhiên, đáp ứng điều này có nghĩa là các hãng sẽ phải vượt qua những thách thức nghiêm trọng, mà nếu xử lý sai có thể giảm tiền lương cho người lao động, trong đó nhiều người sống phụ thuộc vào mức lương kiếm thêm này.
Li Xiaoan, một công nhân của Foxconn cho biết: "Điều này chắc chắn có hại cho chúng ta nếu họ cắt giảm giờ làm thêm, bởi như vậy tiền của chúng tôi sẽ ít hơn. Tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, nơi lắp ráp iPhone 5 của Apple, nhu cầu giờ làm thêm của nhà máy đã cạn kiện".
Li nói thêm rằng, nhu cầu lô hàng đối với iPhone 5 đã giảm, bây giờ những nhân công ở đây chỉ có 8 giờ làm mỗi ngày, và thi thoảng mới có giờ làm thêm. Trong vài tháng tới, người này hy vọng tiền lương hàng tháng của mình sẽ đạt 2.000 nhân dân tệ, tương đương 318 USD, mức này cao hơn so với mức lương cơ bản là 1.800 nhân dân tệ.
Theo Li thì khi lần đầu tiên đến với nhà máy, người này đã làm được 3.200 nhân dân tệ, và làm việc 10 giờ/ngày, trong đó có 2 giờ làm thêm.
Bảo hộ hay dự phòng?
Các nhóm bảo vệ lao động cũng nhận thức rằng nhiều công nhân muốn giữ lương làm thêm giờ. Thậm chí, Li Qiang, người sáng lập ra tổ chức China Labor Watch có trụ sở ở New York, cho biết rằng một số công nhân từ chối báo cáo về tiền lương phụ, nếu ai đồng ý làm thêm giờ thì các công ty mới không cắt nó.
Tuy nhiên, Li Qiang và những người khác cho rằng vấn đề nghiêm trọng hơn chính là lương cơ bản của người lao động là rất thấp, khiến họ không có sự lựa chọn khác là làm thêm giờ.
Foxconn rơi vào tình thoái lưỡng nan và dự kiến sẽ tăng tiền lương cho người lao động để giảm thiểu các tác động của việc giảm giờ làm thêm. Công ty đang nghiên cứu về một gói bồi thường để bảo vệ lương cho người lao động. Còn Samsung thì cũng đang nghiên cứu các biện pháp để loại bỏ giờ làm thêm nhưng từ chối cung cấp các chi tiết.
Mặc dù đã thực hiện các cam kết nhưng các chuyên gia lao động cho biết họ đang nghi ngờ Foxconn và Samsung sẽ có thể giảm giờ làm thêm tại các nhà máy của mình.
Một điều phối viên có tên Kalen Hua của Trung tâm Nghiên cứu Lao động Trung Quốc cho biết, điều này không chỉ có những hành động từ nhà máy. Để giúp giảm nhu cầu làm thêm giờ, Apple sẽ phải cung cấp cho các nhà máy thêm thời gian để hoàn thành các đơn đặt hàng.
Nhưng vấn đề khác là nhiều người lao động có xu hướng rời khỏi các nhà máy tìm kiếm những công việc khác khi mùa thấp điểm đến. Đó chính là lý do vì sao mà thời điểm này là thời điểm trầm trọng trong vấn đề làm thêm cho các công nhân còn lại khi lô hàng tiếp theo đến.
Wang Wei Hong cho rằng, các hãng sản xuất cần suy nghĩ về công nhân mà không chỉ dành riêng cho nguồn cung. Người này đã rời khỏi nhà máy Samsung ở Huệ Châu sau 5 ngày làm việc mà lý do được đưa là do công việc mệt mỏi, thiếu tôn trọng từ người quản lý, tiền lương chưa thanh toán và phải đứng làm việc cả ngày.
Theo NLD |