Microsoft nghiên cứu công nghệ định vị mới siêu tiết kiệm
Trang MIT Technology Review báo cáo rằng công ty đang phát triển một công nghệ mang tên Cloud-Offloaded GPS (CO-GPS) và thử nghiệm nó trên một nền tảng di động mới gọi là CLEO để đưa ý tưởng đó vào thực tiễn. Những thành quả bước đầu của nhóm nghiên cứu đã được đưa ra tại hội thảo lần thứ 10 của hiệp hội các nhà phát triển thiết bị vi tính có chủ đề về "hệ thống liên kết cảm biến nhúng".
Hiện tại, các cảm biến GPS trên smartphone của bạn đang là thành phần tiêu tốn nhiều năng lượng nhất nhì, và khiến lượng điện năng của sản phẩm có thể cạn kiệt sau 6 giờ nếu sử dụng nó liên tục. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng CO-GPS thì trên lý thuyết ta sẽ có khả năng cảm biến sử dụng trong một năm rưỡi chỉ với cục pin tiểu AA.
Cắt giảm những 99,96%
Thông thường, để chiếc điện thoại của bạn có thể thực sự hiển thị địa điểm của bạn một cách liên tục thì nó cần phải tốn mất 30 giây để đẩy dữ liệu từ các vệ tinh quay vòng quanh trái đất xuống. Và cũng chính vì sự di chuyển của các vệ tinh mà các cảm biến này cũng cần một quá trình xử lý tín hiệu khá nặng nề để theo dõi quá trình chuyển động của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thúc đẩy các công đoạn đó nhờ sử dụng công nghệ đám mây thì họ có thể có được ổn định và độ trễ thấp hơn dù chỉ vài mili giây nên Dịch vụ đám mây cũng tận dụng các thông tin được công khai trên mạng như quĩ đạo của các vệ tinh quanh trái đất và cơ sở dữ liệu vệ tinh để có thể có được nhiều những thông tin cần thiết hơn mà lại tiêu thụ ít điện năng hơn trên các thiết bị và khiến nó tạo ra ít từ tính ảnh hưởng đến cơ thể như bây giờ. Ví dụ để khởi tạo kết nối GPS nhắm vào chiếc điện thoại của bạn thì cần tiêu tốn lượng năng lượng là 1 Jun. Nếu ta sử dụng công nghệ đang được nghiên cứu này thì năng lượng tiêu thụ chỉ còn 0,4 mili Jun tức 99,96 % năng lượng đã được giảm bớt.
Nhóm nghiên cứu tin rằng sự tiến bộ kì diệu này trong hiệu quả tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến các dịch vụ mới dựa trên các dịch vụ GPS hiện giờ, chẳng hạn như việc xây dựng cơ sở dữ liệu về độ ô nhiễm âm thanh ở từng thành phố nhất định hoặc đưa ra những chỉ dẫn theo sau các kết quả tìm kiếm dựa vào các con đường mà bạn thường hay lái tới. Công nghệ này hứa hẹn còn có thể có thêm nhiều tiến bộ nếu đi cùng các kĩ thuật giải mã mới và làm tinh gọn các giải thuật xử lý quá trình.
Theo Genk |